Răng giả

Răng giả tháo lắp là bộ răng giả thay cho răng bị mất và bệnh nhân có thể tự tháo lắp được

Mục đích:

  • Bảo tồn chức năng nhai
  • Tạo khớp cắn hài hòa
  • Duy trì nét mặt (đặc biệt khi nhìn nghiêng)
  • Sửa chữa khớp cắn bất thường

Những loại răng giả tháo lắp:

1. Hàm giả toàm hàm

  • Thay thế cho tất cả răng trên một cung hàm
  • Hàm giả toàn hàm muốn dính vào miệng phải có một số yếu tố thuận lợi và hàm thật khít sát
  • Hàm giả toàn hàm có thể được gia cố bằng một số trụ Implant nha khoa
  • Vật liệu

+ Nền hàm giả làm bằng nhựa acrylic hay hợp kim
+ Răng giả làm bằng nhựa acrylic hay sứ

  • Quá trình thực hiện

+ Lấy dấu nền hàm và ghi nhận các kích thước cần thiết của hàm giả
+ Thực hiện hàm răng sáp
+ Thử hàm sáp trong miệng bệnh nhân
+ Thực hiện hàm giả trong lab
+ Gắn hàm và điều chỉnh

2. Hàm giả bán phần

  • Để thay thế một số răng trên cung hàm

                            Trước                                                      Sau

  • Hàm giả vũng ổ trong miệng nhờ một số móc và nền hàm ôm các răng còn lại
  • Hàm giả bán phần cũng có thể được giữ bằng implant nha khoa
  • Cơ chế

+ Nền hàm giả làm bằng nhựa acrylic hay hợp kim
+ Răng giả làm bằng nhựa acrylic hay sứ

  • Quá trình thực hiện

+ Một số răng thật cần chỉnh sửa nhẹ cho phù hợp với thiết kế của hàm giả
+ Lấy dấu cung răng trên và dưới
+ Khung kim loại của hàm giả được đúc trong lab, mang răng và nền sáp
+ Thử khung kim loại và hàm sáp trên miệng
+ Làm hàm giả trong lab
+ Gắn hàm và điều chỉnh

Những điều cần lưu ý khi mang hàm giả:

  • Ban đầu bạn sẽ hơi khó chịu với hàm giả mới, nhưng bạn sẽ quen dần.

  • Hàm giả mới sẽ gây khó chịu trong 6 tháng đầu, và hầu hết bệnh nhân mang hàm giả mới đều cần quay lại nha sĩ để chỉnh sửa.

  • Vì răng miệng có thay đổi theo thời gian nên hàm giả sẽ dần dần bị lỏng và không còn vừa nữa. Vì vậy, cứ mỗi 6 tháng cần đi khám răng và điều chỉnh hàm giả.


Các dịch vụ khác